CAO SU ẤN ĐỘ: KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
Tháng 2/2018, giá cao su thiên nhiên có xu hướng giảm, đánh dấu bằng mức giá thấp đáng kể trên sàn TOCOM. Điều này là một vấn đề đáng lo ngại khi mà thời điểm hiện tại vẫn là mùa thấp điểm khai thác cao su và chương trình cắt giảm sản lượng của ITRC vẫn đang được tiến hành.
Là một trong những nước có mức thuế nhập khẩu nguyên liệu cao su thiên nhiên lớn, Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình trong số đó chính là sụt giảm sản lượng khai thác lớn trong nước khiến cho mức chênh lệch cung cầu tăng cao.
Là nhà cung cấp ảnh hưởng nhiều đến thị trường hàng hóa thế giới, Trung Quốc đã thương mại hóa các sản phẩm cao su, dẫn đến một lượng lớn hàng hóa được đưa vào thị trường, tạo ra áp lực về giá đối với nhà sản xuất từ các nước khác. Nhưng ngành cao su Ấn Độ tập trung vào các sản phẩm mang lại giá trị cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tại Mỹ và châu Âu. Đây là lý do xuất khẩu sang hai thị trường này tăng, bất chấp các biến động kinh tế tại khu vực.
Mỹ và EU chiếm tổng cộng 70% tổng xuất khẩu các sản phẩm cao su của Ấn Độ. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang tìm cách tăng thị phần trên thị trường thế giới lên 5% trong những năm tới, từ mức 1,48% hiện nay, so với thị phần 11% của Trung Quốc.
Hơn 6.000 cơ sở sản xuất tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh khoảng 35.000 các sản phẩm cao su chế tạo cho các ứng dụng trong đường sắt, quốc phòng, tàu ngầm, các đường cao cấp và các ngành khác. Trong đó, khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất lớn, 3.000 doanh nghiệp cỡ vừa đã đầu tư để hiện đại hóa các nhà máy công nghệ cũ, nhằm đáp ứng nhu cầu từ Mỹ và EU. Các công ty này hợp tác chặt chẽ với những tập đoàn lớn toàn cầu, bao gồm 3M, Dupont, Sabic – vốn đã đặt các trung tâm nghiên cứu tại Ấn Độ, để mang đến công nghệ hiện đại trong sản xuất cao su tổng hợp để cải thiện tính hiệu quả.
Phần còn lại là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, nhưng tiếp tục tập trung vào thị trường nước ngoài, bằng cách phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn để sống sót do thiếu năng lực đầu tư. Các cơ sở quy mô nhỏ này tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức để quy mô năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Vào giữa năm 2017, Hội đồng Cao su Ấn Độ đã công bố kế hoạch cải cách cơ cấu và các nhà chức trách trung ương phát đi tín hiệu về quan điểm chính sách cao su, theo đó hơn 1 triệu nông dân trồng cao su, phần lớn là sản xuất quy mô nhỏ, đang rất lo lắng. Quyết định được đưa ra tức thì là đóng cửa hàng loạt văn phòng khu vực của Hội đồng cao su tại Kottayam và hợp nhất với văn phòng tại Changanassery. Trong giai đoạn tiếp theo, hoạt động tái cơ cấu sẽ diễn ra nhằm tăng cường năng lực nội ngành và các cơ quan chức năng ngành, lượng nhân sự dư thừa sẽ được giảm gần 300 người trong tổng số hơn 1.500 người trong vòng 3 năm tới, ám chỉ việc không bổ nhiệm mới các chức năng và nhân viên hành chính trong ngành cao su nước này.
Vì thế, quan ngại của nông dân trồng cao su Ấn Độ tập trung vào sự thay đổi về mặt bản chất nhận thức trong chính sách ngành cao su từ chính quyền trung ương. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hội đồng cao su không phân bổ trợ cấp cho tái canh trong năm 2016 – 2017 do dự phòng ngân sách giảm từ trung ương. Lý do đưa ra là Hội đồng cao su đã chi vượt ngân sách mục tiêu trong giai đoạn kế hoạch lần thứ 12.
Với động thái này, quyền chi phối ngành cao su Ấn Độ sẽ chuyển từ Bộ Thương mại sang Bộ Nông nghiệp; tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp có vẻ không quan tâm sâu sắc đến ngành này do đây không phải là ngành sản xuất lương thực.
Các nhà chức trách trung ương cũng nghiêm túc xem xét khả năng bỏ Luật Cao su, theo đó sẽ tước vai trò theo luật định của Hội đồng cao su.
Trong khi đó, đầu năm 2017, các nhà chế biến cao su tự nhiên Ấn Độ cũng đã kêu gọi rà soát chính sách hiện hành của Chính phủ đối với ngành này để thúc đẩy sản xuất cao su nội địa. Các công ty này cho rằng họ đang phải đối diện với khó khăn kép:
- Thiếu hụt liên tục nguồn cao su tự nhiên nội địa
- Cấu trúc thuế nhập khẩu bất lợi: khi thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cao hơn nhiều so với nhập khẩu hàng hóa thành phẩm từ cao su.
Cấu trúc thuế bất lợi đang gây áp lực lên chi phí sản xuất và khả năng cạnh tranh của các công ty chế biến cao su, càng làm giảm động lực sản xuất các hàng hóa từ cao su. Với phần lớn hoạt động sản xuất cao su không được thu thập thông tin toàn diện, càng làm trầm trọng thêm những lo ngại của ngành cao su tự nhiên và các nhà làm chính sách.
Thuế nhập khẩu nguyên liệu thô tại Ấn Độ ở mức cao nhất so với các quốc gia chế biến cao su láng giềng, tạo nên thế bất lợi cho Ấn Độ. Thuế nhập khẩu cao su tự nhiên tại Trung Quốc là 10% so với mức 25% tại Ấn Độ. Thuế nhập khẩu mủ cao su tại Ấn Độ là 70%, so với chỉ 10% tại Trung Quốc. Trong khi đó, thuế nhập khẩu thành phẩm chế biến từ cao su tại Ấn Độ lại thấp nhất so với các nước tiêu dùng cao su khác.
Dù các đơn vị sản xuất đã lên tiếng kiến nghị được một thời gian dài, nhưng có vẻ như nhà chức trách Ấn Độ vẫn chưa có động thái mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ ngành cao su. Hệ quả tất yếu là đến thời điểm hiện tại, giá cao su tự nhiên trên thị trường Ấn Độ giảm 22,15% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp dự trữ của các khu vực công và tư nhân đều giảm, cộng với đây là mùa thấp điểm khai thác cao su.
Tại nhiều bang có diện tích trồng cao su lớn của Ấn Độ, mức giá hiện tại thấp hơn giá thành sản xuất nên phần lớn chủ vườn cao su đều đang ngừng cao mủ, để tiết kiệm ít nhất là chi phí nhân công. Điều tất yếu xảy ra chính là các nhà sản xuất cao su thiên nhiên và các sản phẩm được làm từ cao su thiên nhiên - dù đang ở trên nhà - dường như cũng không được ủng hộ.
Giá cao su có thể sẽ còn tiếp tục thấp trong thời gian tới, vấn đề là liệu chính quyền Ấn Độ có thể tạo ra được một chiến lược có lợi để tiếp tục phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên và các sản phẩm thiên nhiên cao su trong thời gian tới hay không?
Nguồn: Sưu tầm
Các bài viết khác
- THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN HAI THÁNG ĐẦU NĂM 2018 (24.03.2018)
- NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN TRONG NĂM MỚI 2018 (24.01.2018)
- THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017 (02.01.2018)
- THỊ TRƯỜNG CAO SU THÁNG 11/2017 (11.12.2017)
- GAY CẤN NHỮNG THƯƠNG VỤ ĐẤU GIÁ GỖ CAO SU (23.11.2017)