Cây cao su, cao su dùng làm gì, sản phẩm từ cao su, cao su thiên nhiên

Cây cao su, cao su dùng làm gì, sản phẩm từ cao su, cao su thiên nhiên

Cây cao su, cao su dùng làm gì, sản phẩm từ cao su, cao su thiên nhiên

Cây cao su, cao su dùng làm gì, sản phẩm từ cao su, cao su thiên nhiên

Cây cao su, cao su dùng làm gì, sản phẩm từ cao su, cao su thiên nhiên
Cây cao su, cao su dùng làm gì, sản phẩm từ cao su, cao su thiên nhiên

Chi tiết bài viết

CÂY CAO SU

Nguồn gốc

 

   Cây cao su có nguồn gốc từ vùng mưa Amazon, khu vực Nam Mỹ, được người Pháp đưa vào nước ta năm 1878 trồng tại Vườn thực vật Sài Gòn nhưng không sống được.

 

   Năm 1892, 2.000 hạt cao su được nhập từ Indonesia về Việt Nam. Trong 1.600 cây sống , 1.000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20km).

 

   Hiện nay, cây cao su được trồng chủ yếu ở miền Đồng Nam Bộ (chiếm gần 50%), đặc biệt là ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu.

 

   Cao su là loài thân gỗ, có thể cao tới 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5 – 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch mủ và cho năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 – 25, sẽ ngừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26 – 32 năm. Ngoài ra, gỗ cao su còn được dùng để sản xuất đồ gỗ, được xem là loại gỗ thân thiện môi trường vì chỉ khai thác khi cây kết thúc chu trình sinh mủ.

 

cây cao su, sản phẩm từ cây cao su, dây thun khoanh Việt - Ý

 

Đặc tính cây cao su:

 

-       Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.

 

-       Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.

 

-       Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.

 

-       Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.

 

-       Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.

 

-       Cây cao su là một loại cây độc, mủ của cây là một loại chất độc có thể gây ô nhiễm nguồn nước khu vực rừng đang khai thác, nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài.

 

-       Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở gần rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao.

 

Khu vực trồng

 

     Cây cao su đã trở nên phổ biến và được trồng ở nhiều tỉnh thành, khu vực trên cả nước. Tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực Đông Nam Bộ do phù hợp khí hậu và có điều kiện canh tác hơn so với các khu vực khác.

 

Biểu đồ phân bố vùng trồng cao su Việt Nam 

Biểu đồ phân bố cao su các vùng của Việt Nam.

                                                                              Nguồn:ABS

   

 Việt Nam là một trong những nước có sản lượng cao su cao trên thế giới, cũng là thành viên của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC). ANRPC là tổ chức của một số chính phủ thành lập năm 1970, hiện có 11 thành viên là Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. ANRPC chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2015.

 

Nguồn: Sưu tầm - Tổng hợp

backtop