ITRC lên kế hoạch cắt giảm cao su xuất khẩu

ITRC lên kế hoạch cắt giảm cao su xuất khẩu

ITRC lên kế hoạch cắt giảm cao su xuất khẩu

ITRC lên kế hoạch cắt giảm cao su xuất khẩu

ITRC lên kế hoạch cắt giảm cao su xuất khẩu
ITRC lên kế hoạch cắt giảm cao su xuất khẩu

Chi tiết bài viết

ITRC LÊN KẾ HOẠCH CẮT GIẢM CAO SU XUẤT KHẨU

 

  Hiệp hội các nước sản xuất cao su (ANRPC) nhận định dù bị thiếu hụt nguồn cung nhưng giá cao su thiên nhiên thế giới vẫn có xu hướng giảm. Hiệp hội đánh giá mức thâm hụt nguồn cung xấp xỉ 700.000 tấn đến giai đoạn cuối tháng 6/2017.

 

  Tuy nhiên, so với đỉnh giá ghi nhận hồi đầu năm, giá cao su trên sàn TOCOM đã giảm tới 42,8% vào thời điểm cuối tháng 6. Giá giảm nên người dân hạn chế lấy mủ, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung. Quan trọng hơn, sự thiếu hụt này không thể tạo ra được đà tăng giá, khi mà giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới đã không còn đơn thuần chịu ảnh hưởng của số lượng cung – cầu mà phụ thuộc nhiều hơn vào những biến động của thị trường tiền tệ, giá dầu thô và những căng thẳng chính trị.

 

GIÁ GIẢM

 

  Giá mủ tờ cao su xông khói Thái Lan (RSS3), thường dùng làm tham chiếu cho thị trường, đã giảm 12% từ mức 60,5 Baht/kg hồi năm ngoái xuống còn 53,5 Baht/kg hiện nay, làm dấy lên lo ngại tại khu vực miền Nam Thái Lan vốn là khu vực tập trung sản xuất cao su của Thái Lan, chiếm gần 65% tổng sản lượng cao su Thái Lan.

 

  Giá cao su SMR20 (loại cao su thiên nhiên dùng để sản xuất lốp xe) giảm hơn 11% trong vòng hai tuần, từ 1,572 USD/kg vào ngày 23/5 xuống còn 1,388 USD/kg vào ngày 07/6. ANRPC đã hạ dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2017 xuống còn 12.756 triệu tấn từ mức 12.771 triệu tấn trước đó.

 

  Một số chuyên gia nhận định, tâm lý trên cả thị trường cao su Nhật Bản và Thượng Hải vẫn rất tiêu cực do lo ngại nhu cầu mua ô tô trên toàn thế giới giảm trong khi nguồn cung tại châu Á lại dư thừa, thị trường cao su sẽ vì vậy mà còn chịu nhiều áp lực.

 

 Giá cao su tự nhiên giảm trong thời gian gần đây phần lớn là do xuất khẩu từ Trung Quốc – nước tiêu dùng cao su lớn nhất thế giới - giảm mạnh trong vài tháng qua. Trung Quốc nhập khẩu rất nhiều cao su tự nhiên trong quý I/2017, khiến mức dự trữ cao su tự nhiên tăng 25.000 tấn so với mức thông thường hàng năm. Yếu tố này đã gián tiếp gây ảnh hưởng lên tâm lý giao dịch trên hai sàn lớn Thượng Hải và TOCOM khiến giá cao su thiên nhiên giảm xuống.

 

ITRC lên kế hoạch cắt giảm cao su xuất khẩu

 

KẾ HOẠCH CẮT GIẢM XUẤT KHẨU

 

  Đứng trước lo ngại về sự suy giảm và yếu đi của nền kinh tế, Hội đồng Cao su quốc tế ba bên (ITRC) đã lên kế hoạch cắt giảm lượng cao su xuất khẩu nhằm hy vọng tháo gỡ tình trạng sụt giảm giá trị cao su trên thị trường.

 

  ITRC gồm ba nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới – Thái Lan, Indonesia, Malaysia – đã lên kế hoạch cắt giảm lượng cao su xuất khẩu và đồng thuận tiến tới một cuộc họp Bộ trưởng ba nước từ 12/2017 đến 9/2018 để tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ dài hạn. Hiện tại, thời điểm bắt đầu cắt giảm và mức độ cắt giảm vẫn chưa được đưa ra nhưng một số nhà chức trách cho rằng thời điểm giảm xuất khẩu sẽ là tháng 8 và quy mô cắt giảm nguồn cung có thể tương đương mức 300.000 tấn hồi năm ngoái.

 

  ANRPC đánh giá sản lượng của các nước sản xuất cao su lớn trên thế giới có tỉ lệ tăng không lớn trong năm 2017 do chịu ảnh hưởng từ thời tiết xấu và giá thấp khiến người trồng giảm khai thác.

 

  Các nhà giao dịch cho rằng giảm nguồn cung cao su xuất khẩu là biện pháp đẩy giá thông qua tác động tâm lý ngắn hạn khi thị trường dự báo nguồn cung xuất khẩu giảm trong vài tháng tới. Nhưng hiệu quả của chương trình này có thể sẽ không khả quan như mong đợi khi mà chương trình cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC cũng lao đao không kém. Có vẻ như biện pháp dài hạn là chuyện cấp bách mà ITRC sẽ phải sớm thông qua để bảo đảm sự phát triển nền kinh tế của mỗi nước và trấn an người nông dân.

 

Nguồn: Sưu tầm - Tổng hợp

 

 

 

backtop