THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017

THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017

THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017

THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017

THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017
THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017

Chi tiết bài viết

THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017

 

1. GIÁ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ

 

  Thời điểm cuối năm, giá cao su trên thị trường thế giới và nội địa có phần chững lại và  xu hướng giảm dù cho giai đoạn này sản lượng xuống thấp do ngưng khai thác khi cao su vào mùa rụng lá.

 

  Hiệp hội các Quốc gia Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) cho biết giá cao su thiên nhiên duy trì ổn định trong tháng 11 bất chấp giá dầu thô tăng và ảnh hưởng của thiên tai. Giá cao su duy trì ở mức thấp cho thấy tình trạng mất cân bằng cung – cầu khá nghiêm trọng.

 

  Trong 11 tháng đầu năm, nguồn cung cao su thiên nhiên trên toàn thế giới tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2016 lên 11,7 triệu tấn, trong khi nhu cầu cao su thiên nhiên chỉ tăng 1,2% lên 11,8 triệu tấn.

 

Thông tin thị trường cao su thiên nhiên cuối năm 2017

 

  Theo ANRPC, bão Damrey (cơn bão số 12) hồi đầu tháng 11 đổ bộ vào duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã tàn phá khoảng 40 nghìn ha cây trồng tại hai khu vực trên, trong đó có nhiều diện tích trồng cao su. Miền nam Thái Lan, vùng trồng cao su chính tại nước này, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các trận lũ quét do hoàn lưu bão Damrey gây ra.

 

  ITRC cũng xem xét tình hình cung- cầu cao su tự nhiên hiện nay và lo ngại giá không phản ánh đúng các yếu tố cơ bản trên thị trường. “Mùa mưa tại các nước sản xuất cao su lớn làm giảm nguồn cung, dự trữ cao su tự nhiên tại các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc đang trên đà giảm, rõ ràng yếu tố cung – cầu hiện không được phản ánh vào giá”.

 

  Tại Hội nghị ANRPC (ngày 23/10), các báo cáo viên đều đồng thuận xu hướng giá sẽ được cải  thiện trong thời gian tới, tuy nhiên, còn nhiều biến động và không vững chắc do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Ông Dar Wong – Công ty Đầu tư Dektos (Singapore) – cho biết  giá cao su TSR 20 (SICOM) sẽ tăng vượt 2.000 USD/ tấn vào cuối năm 2017 và có thể đạt mức 2.450 USD/ tấn trong quý I/2018. Trong khi đó, ông Benny Lee – Công ty Jupiter Securities (Malaysia) – cho biết giá cao su TSR 20 (SICOM) vào cuối năm 2017 sẽ vào khoảng 1.720 – 1.940 USD/tấn và đến cuối năm 2018 sẽ vượt 2.200 USD/tấn.

 

  Ngoài hai yếu tố cơ bản cung cầu, trong những tháng cuối năm 2017, giá cao su chịu ảnh hưởng nhiều của dư cung tích lũy từ các năm trước, cùng với nhiều yếu tố khác như diễn biến của giá dầu thô; biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền mạnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đặc biệt là các nước tiêu thụ cao su lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ; tình trạng đầu cơ tại các sàn giao dịch hàng hóa tương lai; xung đột địa chính trị; biến đổi thời tiết…

 

  Giá cao su thiên nhiên còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Theo như dự báo của nhiều chuyên gia, vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, giá cao su có thể bước vào một đợt phục hồi mới khi đây là thời gian cây cao su vào mùa rụng lá và ngừng thu hoạch mủ ở nhiều nước.

 

  Bên cạnh đó, thị trường cao su luôn tồn tại nguy cơ tiềm ẩn về giá vì khi giá tăng, sẽ thúc đẩy người trồng tăng cường khai thác mủ cao su, có thể nguồn cung tăng nhanh trở lại và gây nguy cơ kéo giá giảm xuống.

 

2. PHẢN ỨNG CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT

 

  Malaysia, Thái Lan và Indonesia vừa đồng thuận triển khai Cơ chế Hạn ngạch xuất khẩu (AETS) bắt đầu từ 8/12.

 

  Trong thông báo chính thức, Hội đồng cao su ba bên (ITRC) cho biết theo cơ chế trên, ba nước thành viên ITRC sẽ hạn chế xuất khẩu cao su tự nhiên trong một khung thời gian cụ thể, với mục đích giải quyết tình trạng giảm giá cao su tự nhiên liên tục như hiện nay. “ITRC sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp khác với mục tiêu đảm bảo quyền lợi của nông dân trồng cao su quy mô nhỏ, bởi chúng tôi tin rằng mức giá công bằng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong ngành cao su tự nhiên, đặc biệt là nông dân sản xuất quy mô nhỏ”.

 

Thông tin thị trường cao su thiên nhiên cuối năm 2017

 

  Chính phủ Thái Lan có kế hoạch tăng lượng thu mua cao su lên mức 50.000 – 80.000 tấn hàng năm, từ mức 20.000 – 30.000 tấn hiện nay để đẩy giá.

 

  Theo Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nông dân trồng cao su tại Thái Lan – một trong những nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, đã đe dọa biểu tình hồi tháng trước nếu chính quyền quân sự không giúp hỗ trợ giá đang liên tục giảm như hiện nay. Bộ Nông nghiệp cho biết Bộ đang đặt mục tiêu đẩy giá cao su lên trên giá thành sản xuất, đạt 51,28 Baht/kg, tương đương 1,57 USD/kg.

 

  “Tôi chắc chắn rằng giá cao su sẽ tăng vượt mức giá thành và chúng tôi sẽ tăng mua để hỗ trợ nông dân”, Bộ trưởng Nông nghiệp Krisada Boonrat đồng thời cho biết chính sách này sẽ được rà soát sau 3 tháng.

 

  Hiệu quả của những chính sách này cần có thời gian đánh giá, vì trước đây ITRC và các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn cũng đã thực hiện khá nhiều phương án tương tự nhưng kết quả lại không được như mong muốn. Hy vọng rằng năm 2018, những chính sách đã triển khai thị trường cao su thiên nhiên sẽ khởi sắc hơn so với năm cũ.

 

Nguồn: Sưu tầm

backtop