Thị trường cao su Việt Nam đầu năm 2017

Thị trường cao su Việt Nam đầu năm 2017

Thị trường cao su Việt Nam đầu năm 2017

Thị trường cao su Việt Nam đầu năm 2017

Thị trường cao su Việt Nam đầu năm 2017
Thị trường cao su Việt Nam đầu năm 2017

Chi tiết bài viết

THỊ TRƯỜNG CAO SU VIỆT NAM

CÁC SẢN PHẨM CAO SU

 

Là một trong những nước dẫn đầu về sản lượng, cao su Việt Nam phần lớn được sơ chế để xuất khẩu phục vụ nhiều thị trường trên thế giới.

 

Các sản phẩm cao su xuất khẩu chủ yếu:

 

 -      SVR: hay còn gọi là cao su sơ chế loại mủ cốm là cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật, có dạng khối, gồm những loại cao su thiên nhiên như: SVR10, SVR20, SVRL, SVRCV, SVRGP, SVR3L, SVRS và mủ Skim Block. SVR chiếm khoảng 58% khối lượng xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là loại SVR có các hạng sản phẩm 3L, 5L; các loại cao su như SVR10L, 20L, loại CV50, CV60… chiếm một tỉ lệ không đáng kể.


 -      Mủ cao su nguyên liệu (HS400110) và các loại mủ cao su sơ chế như mủ kem và mủ ly tâm, dùng để sản xuất găng tay, ủng chiếm 3% khối lượng xuất khẩu.


 -      Mủ tờ xông khói (RSS – HS400121) chiếm khoảng 1,4% khối lượng xuất khẩu.


 -      Cao su Crepe (HS400129) chiếm khoảng 0,2%.

 

Cao su sơ chế, cao su xuất khẩu, thị trường cao su Việt Nam.


CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT CAO SU


  Năm 1907, Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh – Đồng Nai). Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở vùng Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin… Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập trong giai đoạn này.


  Hiện nay, Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) là công ty có vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển cây cao su ở Việt Nam. VRG có 44 nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến với tổng công suất thiết kế 433 ngàn tấn/năm, chưa kể các đơn vị tư nhân và cá thể canh tác tiểu điền. VRG có 5 công ty thành viên trồng và khai thác cao su đã lên sàn chứng khoán: Cao su Phước Hòa (PHR), cao su Đồng Phú (DPR), cao su Tây Ninh (TRC), cao su Hòa Bình (HRC), cao su Thống Nhất (TNC).

Ngoài ra, chế biến các sản phẩm từ cao su, cả nước có hơn 200 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, hằng năm tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn nguyên liệu cao su các loại.


TỔNG QUAN TÌNH TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU


  Là một trong những nước đứng đầu về sản lượng cao su trên thế giới, nhưng mức tiêu thụ nội địa lại khá thấp, chỉ chiếm chưa đến 20% tổng sản lượng khai thác theo thống kê năm 2011, còn lại là xuất khẩu thô với giá khá thấp. Các doanh nghiệp sản xuất với nguyên liệu là cao su thì phải mua cao su nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới. Đây là tình trạng khá mâu thuẫn của thị trường cao su Việt Nam.


  Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 3/2017 đạt 65 ngàn tấn với giá trị 138 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2017 đạt 249 ngàn tấn và 510 triệu USD, tăng 1,9% về khối lượng và 90,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.


  Việt Nam xuất khẩu cao su đi hơn 70 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ lớn nhất tính trong 2 tháng đầu năm 2017.


  Bên cạnh đó, ước tính khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 3/2017đạt 32 ngàn tấn với giá trị 71 triệu USD, đưa khối lượng và và giá trị nhập khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2017 lên 112 ngàn tấn và 236 triệu USD, tăng 21,2% về khối lượng và tăng 75,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.


  Việt Nam nhập khẩu cao su từ khá nhiều nước, nhưng bốn thị trường lớn nhất theo số liệu tháng 1/2017 là Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản và Thái Lan, chiếm 60,6% thị phần.

 


Nguồn: Tổng hợp

backtop