Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.
Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.

Chi tiết bài viết

THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 10/2017

 

  Là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất, cao su thế giới từ đầu tháng 10 trầm lắng do Trung Quốc nghỉ lễ Quốc khánh đến hết ngày 10/10 và số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý III chậm lại.

 

  Một nguyên nhân khác là tồn kho cao su ở mức cao. Tính đến cuối tháng 9/2017, tồn kho cao su của Trung Quốc tại kho ngoại quan Thanh Đảo tăng nhẹ 1,12% so với giữa tháng 9/2017 nhưng vẫn giảm 8,6% so với cuối tháng 8/2017. Trong đó, tồn kho cao su tại kho ngoại quan Trung Quốc giảm đối với cao su thiên nhiên (-3,8%) và tăng đối với cao su tổng hợp (13,2%).

 

  Trong 10 tháng đầu năm, nhiều yếu tố tiêu cực như dự trữ cao su ở mức cao, đồng yên Nhật Bản mạnh lên và sự biến động của thị trường dầu thô đã ảnh hưởng tới giá cao su tự nhiên, dù nguồn cung thiếu hụt. Tuy giá cao su tự nhiên phục hồi trong tháng 8, nhưng lại quay đầu giảm trong 2 tuần cuối của tháng 9 và kéo dài sang tháng 10 do lượng cao su tồn kho và hoạt động bán tháo lan rộng.

 

  Dù vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất cập, nhưng theo Bộ Công thương, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục thuận lợi bởi nhu cầu từ Trung Quốc đang có xu hướng tăng khi nền kinh tế nước này đã có những chuyển biến tích cực.

 

  Theo Bộ Công thương, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục thuận lợi bởi nhu cầu từ Trung Quốc đang có xu hướng tăng khi nền kinh tế nước này đã có những chuyển biến tích cực. Trong khi đó, tồn kho cao su của Trung Quốc liên tục giảm trong thời gian gần đây và quý IV/2017 cũng thường là tháng cao điểm về nhập khẩu cao su của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

 

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.

 

Xuất khẩu

 

  Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 10/2017, khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 95.000 tấn với giá trị 149 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,05 triệu tấn và 1,77 tỉ USD, tăng 5,7% về khối lượng và tăng 40,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

 

  Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2017 đạt 1.697,9 USD/tấn, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2016.

 

  Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 63,4%, 5,8% và 4,0%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này lần lượt là: 1,03 tỷ USD, tăng 66%; 93,6 triệu USD, tăng 14,7% và 64,9 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm 2016.

 

  Bên cạnh đó, cao su Việt Nam cũng đang ngày càng chứng tỏ lợi thế tại Hàn Quốc nhờ lộ trình giảm thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

 

  Theo Cơ quan Hải quan Hàn Quốc,trong 10 tháng đầu năm 2017 nhập khẩu cao su của Hàn Quốc tăng 11,4% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 7 về cung cấp cao su cho Hàn Quốc với kim ngạch tăng 66,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, thị phần nhập khẩu cao su từ Việt Nam của Hàn Quốc đạt 5,2% so với mức 3,8% so với năm 2016.

 

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tháng 10/2017.

 

Nhập khẩu

 

  Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 10/2017 ước đạt 47 nghìn tấn với giá trị đạt 84 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2017 lên 439 nghìn tấn và 887 triệu USD, tăng 28,4% về khối lượng và tăng 68,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

 

  Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 10 tháng đầu năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Thái Lan chiếm 55,1% thị phần. Trong 10 tháng đầu năm 2017, giá trị cao su ở tất cả các thị trường nhập khẩu đều tăng. Trong đó, thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Indonesia (tăng hơn 2,8 lần), tiếp đến là thị trường Nga (tăng hơn 2,1 lần) và thị trường Thái Lan (tăng hơn 2,1 lần). Đặc biệt, mặc dù khối lượng nhập khẩu cao su từ thị trường Malaysia giảm 12,7% nhưng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này lại tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Nguồn: Sưu tầm

backtop