TÍN HIỆU VUI CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

TÍN HIỆU VUI CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

TÍN HIỆU VUI CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

TÍN HIỆU VUI CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

TÍN HIỆU VUI CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
TÍN HIỆU VUI CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

Chi tiết bài viết

TÍN HIỆU VUI CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

 

  Năm 2017 là một năm đầy biến động đối với ngành cao su thế giới, đà tăng từ cuối năm 2016 không thể giữ cho cao su ổn định mức giá cao như nhiều nhà sản xuất và người nông dân mong muốn. Trong khi đó, yếu tố xã hội và sự căng thẳng chính trị ở nhiều chính trường lớn lại gây ảnh hưởng mạnh và khiến mức giá thay đổi thất thường.

 

  Tuy vậy, thời gian gần đây, đã có nhiều yếu tố phân tích cho thấy cao su thiên nhiên sẽ khởi sắc hơn trong giai đoạn từ nay đến cuối năm 2017. Đây là tín hiệu vui đối với ngành cao su nhiều nước trong đó có Việt Nam.

 

  TRIỂN VỌNG GIÁ TIẾP TỤC TĂNG

 

Triển vọng giá tăng dịp cuối năm

 

  Cho đến cuối năm 2017, xu hướng chỉ đạo của thị trường cao su thế giới vẫn là xu hướng thuận lợi trong mối quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, các yếu tố thị trường không cơ bản lại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực ngắn hạn đến giá cao su.

 

  Đầu tiên, giá dầu thô bình quân 3 quý đầu năm đạt xấp xỉ 54 USD/thùng và được dự báo sẽ dao động quanh mức trung bình là 52 USD/thùng trong quý IV. Kế đến, những chuyển biến mới đây của chính sách kinh tế Mỹ là không thuận lợi đối với tâm lý thị trường cao su, trong đó quyết định tăng lãi suất đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khả năng làm giảm đồng tiền vào các thị trường châu Á.

 

  Kết hợp những yếu tố cơ bản và không cơ bản của thị trường, có thể nhận định rằng giá cao su khó có thể tăng cao từ nay đến cuối năm 2017, tuy nhiên sự thiếu hụt cao su trên thị trường thế giới cho đến cuối năm nay có thể góp phần làm cho giá cao su không thể suy giảm sâu hơn mà còn có thể tăng lên ít nhiều so với thời điểm hiện nay.

 

  Tại thị trường nội địa, giá cao su xuất khẩu sẽ bị tác động của giá thế giới, bên cạnh đó giá cũng được hỗ trợ bởi những thông tin thuận lợi trên thị trường như:

 

  • Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới vẫn trong xu hướng giảm. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), thiếu hụt về nguồn cung nhưng giá cao su thiên nhiên thế giới xu hướng vẫn giảm.

 

  •  ANRPC hạ dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2017 xuống còn 12.756 triệu tấn, từ mức dự báo trước đó là 12.771 triệu tấn do thị trường đang trong xu hướng giảm, nên người trồng cao su có thể sẽ giảm diện tích trồng cao su cũng như tần suất lấy mủ.

 

  •  Giá cao su giảm nên người dân hạn chế lấy mủ, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung (giá cao su TOCOM tính đến cuối tháng 8/2017 đã giảm hơn 40% so với mức đỉnh giá ghi nhận vào cuối tháng 1/2017).

  

  NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

 

Nâng cao năng lực cạnh tranh

 

  Ngoài những tin thuận lợi trên thị trường, mới đây mặt hàng cao su đã được đưa vào danh sách là một trong tám mặt hàng nông thủy sản đang có lợi thế xuất khẩu được tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là nội dung của Quyết định số 1137/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/8/2017, phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

 

  Những mặt hàng cao su được đánh giá có lợi thế xuất khẩu và có triển vọng nâng cao năng lực cạnh tranh khi xét trên các quan điểm sau:

 

-          Tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để hội nhập quốc tế.

 

-          Có thể khai thác tối đa lợi thế hiện có và có tiềm năng tạo ra lợi thế so sánh mới dựa trên ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

 

-          Có thể nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia.

 

-          Có sự gắn kết hiệu quả giữa doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và Nhà nước.

 

  Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành cao su thiên nhiên đã có những bước phát triển nhanh và có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp dài ngày tại Việt Nam, đạt trên 976.000ha vào năm 2016.

 

  Ngành cao su đang dần tìm lại được con đường phát triển bền vững nhờ đa dạng hóa sản phẩm. Một trong những hướng đi là đầu tư vào chế biến sâu, tạo ra đa dạng sản phẩm thứ phát để gia tăng giá trị. Đặc biệt, đã chú trọng khai thác được tiềm năng từ gỗ cây cao su. Tin rằng trong tương lai không xa, nhờ được hỗ trợ nhiều mặt mà cây cao su và ngành sản xuất liên quan sẽ phát triển mạnh, mang về nhiều giá trị kinh tế hơn.

 

Nguồn: Sưu tầm

backtop