TRIỂN VỌNG ĐƯA CAO SU VIỆT ĐẾN VỚI THỊ TRƯỜNG EU
EU ĐƯA CAO SU TỰ NHIÊN VÀO DANH SÁCH NGUYÊN LIỆU THÔ “ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG”
Là một trong ba khu vực tiêu thụ lốp xe lớn nhất thế giới- chiếm gần 25% tổng lượng tiêu thụ lốp xe toàn cầu, EU vừa có thông báo chính thức về việc đưa cao su tự nhiên (nguồn nguyên liệu chủ yếu sản xuất lốp xe) vào danh sách “hàng hóa nguyên liệu thô đặc biệt quan trọng” và nhấn mạnh sự cần thiết phải “đảm bảo nguồn cung an toàn, bền vững và giá cả phải chăng” cho ngành sản xuất công nghiệp tại EU.
Cao su tự nhiên là nguyên liệu thô hữu cơ duy nhất trong số 27 loại nguyên liệu được đề xuất để EU đánh giá thông qua, theo European Tyre & Rubber Manufacturers’ Association. “Cao su tự nhiên sẽ nhận được sự quan tâm chính trị đúng đắn và qua đó nhận được hỗ trợ khi gặp các vấn đề liên quan tới nguồn cung”, theo thư ký ETRMA Faziet Cinaralp cho biết. Bà cho biết thêm, sự gia nhập của cao su tự nhiên vào danh sách này có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành cao su và thúc đẩy sản xuất cao su tự nhiên, ngoài các nước sản xuất truyền thống.
Hơn nữa, bà Cinaralp cho rằng “vị thế đặc biệt” có thể giúp “tăng nhận thức về các rủi ro nguồn cung nguyên liệu thô và hỗ trợ các nỗ lực của Ủy ban châu Âu khi đàm phán các thỏa thuận thương mại, nhằm chống lại các chính sách gây bóp méo thương mại toàn cầu”. Danh sách có hiệu lực trong vòng 3 năm, kể từ ngày 13/9.
EU xác định Thái Lan là nước sản xuất cao su tự nhiên số 1 thế giới, chiếm 32% tổng nguồn cung, theo sau là Indonesia (26%) Việt Nam và Ấn Độ (8%) mỗi nước. EU cũng nhấn mạnh rằng Indonesia là nguồn cao su tự nhiên lớn nhất của châu Âu, chiếm 32% nguồn cung cho nhu cầu tiêu dùng tại đây, theo sau là Malaysia (20%), Thái Lan (7%) và Bờ Biển Ngà (12%).
XUẤT KHẨU SANG EU SẼ GẶP KHÓ KHĂN
Việc EU đưa cao su tự nhiên vào danh sách nguyên liệu “đặc biệt quan trọng” đã tác động đến Việt Nam.
Đối với thị trường EU, tuy lượng cao su xuất sang thị trường này chỉ đạt 62,4 nghìn tấn trong 8 tháng đầu năm 2017, trị giá 111 triệu USD, tăng 15,43% về lượng và tăng 64,44% về trị giá so với cùng kỳ với giá xuất bình quân 1.780 USD/tấn, nhưng tới đây xuất khẩu cao su sang thị trường này sẽ gặp phải không ít khó khăn, khi EU vừa thông báo chính thức về việc đưa cao su thiên nhiên vào danh sách “hàng hóa nguyên liệu thô đặc biệt quan trọng” và nhấn mạnh sự cần thiết phải “đảm bảo nguồn cung an toàn, bền vững và giá cả phải chăng” cho ngành sản xuất công nghiệp tại EU.
Như vậy, cao su Việt khi muốn xuất sang thị trường này sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ như: Thái Lan nước sản xuất cao su tự nhiên số 1 thế giới, chiếm 32% tổng nguồn cung; Indonesia chiếm 26% (đứng thứ 2 sau Thái Lan), Ấn Độ chiếm 8% (đứng thứ 3). Đối với Việt Nam, EU chỉ xem là nước sản xuất cao su tự nhiên đứng thứ 4 trên thế giới chiếm 8% tổng nguồn cung. Hơn thế nữa, EU cũng nhấn mạnh rằng Indonesia là nguồn cao su tự nhiên lớn nhất của châu Âu, chiếm 32% nguồn cung cho nhu cầu tiêu dùng tại đây, theo sau là Malaysia (20%), Thái Lan (7%) và Bờ Biển Ngà (12%).
Vậy để tăng cường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của cao su Việt trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào để đảm bảo đáp ứng được các quy tắc xuất xứ, qua đó mới có thể thực sự tận dụng được thuế suất ưu đãi khi EVFTA có hiệu lực.
Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu thông tin để nắm bắt được đặc điểm riêng từng thị trường nhằm đảm bảo cho thành công và hiệu quả của việc xuất khẩu; đảm bảo nguồn gốc xuất xứ để tránh bị điều tra, hoặc bị áp dụng những hình thức phòng vệ thương mại.
EVFTA - Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – EU: là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán vào ngày 01/12/2015 và dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018.
Biện pháp phòng vệ thương mại: Các biện pháp phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của các Quốc gia. Các biện pháp này được sử dụng nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, bao gồm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Nguồn: Sưu tầm
Các bài viết khác
- THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN HAI THÁNG ĐẦU NĂM 2018 (24.03.2018)
- CAO SU ẤN ĐỘ: KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC (09.02.2018)
- NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN TRONG NĂM MỚI 2018 (24.01.2018)
- THỊ TRƯỜNG CAO SU CUỐI NĂM 2017 (02.01.2018)
- THỊ TRƯỜNG CAO SU THÁNG 11/2017 (11.12.2017)