Vì sao cần tái cơ cấu ngành cao su

Vì sao cần tái cơ cấu ngành cao su

Vì sao cần tái cơ cấu ngành cao su

Vì sao cần tái cơ cấu ngành cao su

Vì sao cần tái cơ cấu ngành cao su
Vì sao cần tái cơ cấu ngành cao su

Chi tiết bài viết

VÌ SAO CẦN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CAO SU

 

  Là một trong những nước dẫn đầu về sản lượng cao su trên thế giới, cán cân xuất nhập khẩu đối với sản phẩm cao su Việt Nam lại không hề có sự chênh lệch lớn khi mà các nhà sản xuất hằng năm vẫn nhập vào một lượng lớn nguyên liệu cao su từ các nước khác.

 

  Đây là nghịch lý đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để và nghiêm túc cho dù được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sự trì trệ này ảnh hưởng đến rất nhiều ngành sản xuất liên quan, làm giảm kim ngạch xuất khẩu do giá các sản phẩm xuất khẩu luôn không cao ngay cả khi chúng ta xuất cùng một mặt hàng cùng với các nước khác.

 

  Không đáp ứng được nhu cầu thị trường

 

  Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước vẫn phải nhập khẩu cao su từ các nước Malaysia, Thái Lan… với ưu điểm là luôn đảm bảo nguồn cung và chất lượng ổn định. Giải thích vấn đề này, đại diện một số doanh nghiệp cao su cho biết, cao su Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất trong nước nên chủ yếu được dùng để xuất khẩu.

 

  Ví dụ như, ở lĩnh vực sản xuất lốp xe cần sử dụng chủng loại cao su SVR20, RSS3… nhưng trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam thì sản lượng của những loại này rất thấp, không đủ đáp ứng. Ngược lại, chủng loại cao su SVR 3L trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam chiếm đến gần 50% trong tổng sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam thì các đơn vị lại không có nhu cầu sử dụng sản xuất, kinh doanh.

 

Cao su định chuẩn kỹ thuật SVR 3L

 

   Nhiều báo cáo của Bộ, ngành liên quan cho thấy, hằng năm Việt Nam sản xuất cả triệu tấn mủ cao su nhưng lượng hàng dùng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng. Trong đó, phổ biến tập trung ở một số lĩnh vực chế biến thành săm lốp, linh kiện kỹ thuật, găng tay, dây thun…

 

  Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được loại cao su tổng hợp nào, mà toàn bộ phải nhập khẩu. Còn đối với sản phẩm cao su kỹ thuật cao, đòi hỏi đầu tư công nghệ hiện đại nên ít doanh nghiệp đủ tiềm lực sản xuất. Ngoài việc ngành công nghiệp chế biến cao su Việt Nam tăng trưởng chậm, điều đáng lo ngại hơn là phần lớn chỉ số tăng trưởng lại rơi vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn.

 

Cần tái cơ cấu ngành sản xuất cao su Việt Nam

 

  Hướng giải quyết

 

  Cùng với việc xuất khẩu cao su thiên nhiên, xuất khẩu sản phẩm cao su tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây, đóng góp lớn vào ngành cao su Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 của các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến cao su tăng đáng kể đã giúp doanh nghiệp và người trồng tăng thêm thu nhập, có nguồn tài chính để tái canh và duy trì diện tích trồng cây cao su.

 

  Doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình sản xuất mới. Tuy nhiên, cũng cần có một cơ chế ủng hộ những quy trình sản xuất chuyên sâu từ phía chính quyền, sự ưu đãi khi cần thiết chính là tác động mang tính hỗ trợ cho những chương trình xây dựng chế biến sâu hơn, tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn.

 

Khai thác mủ cao su đạt yêu cầu

 

  Bên cạnh đó, chất lượng cao su thiên nhiên cũng là vấn đề gây ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm trên thị trường. Chuyện người thu mua, người bán cao su (đặc biệt là các hộ cao su tiểu điền) vì trục lợi mà thêm phụ gia, chất bẩn làm tăng khối lượng sản phẩm không còn là vấn đề mới. Thiết nghĩ vấn đề tăng nhận thức, gây dựng uy tín cũng là yêu cầu cần thực hiện cấp bách nếu muốn có một nền sản xuất quy mô và chất lượng hơn.

 

Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu mủ cao su và dẫn đầu về năng suất vườn cây; vì vậy, ngành cao su Việt Nam muốn phát triển bền vững phải có chiến lược giảm tỉ lệ xuất khẩu thô, tăng cường phục vụ thị trường nội địa và giảm nhập khẩu nguyên liệu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cao su. Từ đó, từng bước cơ cấu lại ngành cao su theo hướng chế biến sâu thông qua việc chuyển đổi chủng loại cao su thiên nhiên, phương thức sản xuất, tăng cường chế biến ngành cao su.

 

Nguồn: Sưu tầm - Tổng hợp

backtop